GAS LẠNH Ô TÔ - LỐC LẠNH ĐIỀU HÒA http://www.gasoto.com
Mobile: 0963843730; 0916015224 - Đ/C: 402/126, Trung Kính - Cầu Giấy - Hà Nội.
Chuyên Gas lạnh Điều Hòa Ô Tô; Lốc Lạnh, Dàn Nóng, Dàn Lạnh, ... Với giá tốt nhất.

Lốc Lạnh Denso - Gas Lạnh Ô tô

















Làm mát bộ tản nhiệt của xe

Gỉ sét và bùn đặc không chỉ hình thành trong động cơ mà còn được tìm thấy trong hệ thống làm mát xe. Chính vì vậy việc thường xuyên dội nước vào bộ tản nhiệt cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo dưỡng xe nhưng việc này lại thường bị các chủ xe giàu kinh nghiệm bỏ qua. Hệ thống làm mát giúp bảo vệ xe của bạn khỏi nhiệt độ quá cao phát ra từ động cơ, đồng thời cũng giúp động cơ hoạt động trong một phạm vi nhiệt độ hợp lý. Giữ hệ thống làm mát không bị gỉ sét hoặc không bị bám bẩn bởi các chất gây ô nhiễm tích tụ lâu ngày sẽ giúp nó và động cơ của bạn hoạt động trong điều kiện tốt nhất.

May mắn là bạn không cần làm mát bộ tản nhiệt thường xuyên như việc bạn thay dầu cho xe (khoảng 2 năm một lần là đủ), và việc này rất dễ làm.

Cách tiếp điện cho ô tô


Việc biết cách tiếp điện cho ô tô không chỉ thuận lợi cho bạn mà đôi khi nó còn giúp bạn thoát khỏi các tình huống bất tiện. Vì vậy, dù bạn biết rất rõ về ắc qui xe, hoặc bạn thậm chí không biết nó nằm ở chỗ nào, thì các lời khuyên của chuyên gia sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng khởi động được máy và chạy xe.

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị phù hợp với xe của bạn
Trước khi làm, bạn cần yêu cầu một xe khác dừng lại và giúp đỡ bạn. nhưng bạn không thể chờ có người tốt chú ý tới bạn và đồng thời lại đem theo các thiết bị thích hợp để tiếp điện cho xe. Chuẩn bị lỡ có gặp một người lái xe khác giữa đường với việc dành một khoảng trống trong thùng để hành lý phía sau xe để mang theo dây cáp 100% bằng đồng cỡ to cỡ 4-8 . Bạn cần chuẩn bị dây cáp dài ít nhất 10 feet để có thể dễ dàng sử dụng cho nhiều loại xe khác nhau.

Bước 2: Chắc chắn rằng ắc qui của bạn có thể tiếp điện
Nếu ắc qui của bạn bị hư hại không thể sửa được nữa, thì bạn không nên lãng phí thời gian cố gắng để tiếp điện cho xe. Có vài cách để kiểm tra xe ắc qui có bị hư hại tới mức đó không. Nếu ắc qui có lỗ thông, hãy nhìn vào bên trong để kiếm tra xem dung dịch điện phân bên trong có bị đông lại hay không. Nếu nó đã đông lại thì bạn không cần phải kiếm tra thêm, bạn nên vứt bỏ nó đi thay vì tiếp điện cho nó. Bạn cũng nên vứt bỏ nó đi mà không cần tiếp điện cho nó nếu bạn thấy bất kỳ một vết nứt nào trên vỏ bọc ắc qui hoặc có chất cặn bã màu trắng quanh các cực điện. Các dấu hiệu này thường mang lại tin xấu.

Bước 3: Trước khi nối dây cáp
Sau khi xác định chắc chắn rằng ắc qui còn có thể tiếp điện được, hãy kiếm tra ắc qui xe của tài xế kia để xác định điện áp phù hợp với ắc qui xe của bạn. Điện áp thường sẽ phù hợp, nhưng bạn nên kiếm tra cho chắc chắn. Ổ khóa của cả hai xe phải đang tắt, và cả hai xe đều không tiếp xúc với bất kỳ mối hàn nào.

Bước 4: Nối dây cáp
Ở mỗi ắc qui, hãy xác định hai cực kim loại. Một được đánh dấu dương (+) và một được đánh dấu âm (-). Nối một đầu của dây cáp với cực điện dương trên ắc qui của bạn. Nối đầu dây còn lại của chính dây cáp đó với cực dương của ắc qui xe kia. Nối một đầu dây của một dây cáp khác với cực âm của ắc qui xe kia. Nối đầu dây còn lại của dây cáp này với puli động cơ hoặc khung xe của bạn. Không nối dây cáp mang cực âm với ắc qui chết hoặc với bất kỳ vị trí nào gần ắc qui chết đó.

Bước 5: Khởi động
Khởi động chiếc xe có ắc qui đang hoạt động và đứng lùi về sau. Sau 1 phút, hãy cố gắng khởi động xe của bạn. Nếu xe của bạn không khởi động được, hãy để một lúc lâu hơn. Nếu xe của bạn vẫn không khởi động được, thì có thể nó sẽ không khởi động lại được nữa.

Bước 6: Hãy đi tiếp đường bạn đi
Hãy ngắt dòng điện từ xe của bạn khỏi xe của người bạn mới ngược với thứ tự lúc bạn nối vào. Nói cách khác, hãy bỏ chiếc dây cáp thứ hai khỏi khung xe mới khởi động lại được và sau đó là bỏ khỏi ắc qui chiếc xe của người giúp đỡ bạn. Sau đó rút chiếc dây cáp thứ nhất từ xe của người giúp đỡ bạn và sau đó rút khỏi xe vừa khởi động. Hãy cảm ơn người dừng lại giúp đỡ bạn và quay lại đường bạn đang đi. Rốt cục bạn cũng đi đến được nơi bạn đang đến.

Xác định hư hỏng hệ thống làm lạnh không khí xe hơi



Xác định hư hỏng hệ thống làm lạnh không khí xe hơi

Để làm mát không khí trong xe, hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo một chu trình khép kín.


Kiểm tra sơ bộ hệ thống làm lạnh
1/ Khi hệ thống làm lạnh hoạt động bình thường, đường ống phía có áp lực cao sẽ nóng và phía có áp lực thấp sẽ lạnh. Có hai cách để xác định đường ống thuộc phía áp lực nào:
+ Đường ống phía áp lực cao thường có đường kính nhỏ hơn đường ống phía áp lực thấp.
+ Vào những ngày ẩm ướt sẽ có những giọt nước hoặc tuyết bám vào đường ống phía áp lực thấp.
Từ đó suy ra cách kiểm tra hệ thống lạnh đơn giản và nhanh chóng là sờ vào các đường ống của hệ thống lạnh. Đường ống có áp lực cao phải nóng. Đường ống có áp lực thấp phải lạnh.
Dọc theo đường ống phía áp lực cao hoặc phía áp lực thấp mà có sự thay đổi nhiệt độ thì bên trong đường ống có những chỗ bị hẹp (bị nhỏ lại) do móp - bẹp, tắc nghẽn...
Nếu máy nén hoạt động mà không có sự khác biệt nhiệt độ giữa các đường ống ở phía áp lực cao và phía áp lực thấp thì chất làm mát trong hệ thống ít hoặc không có.
2/ Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khí lạnh để đánh giá khả năng làm lạnh.
Đặt một nhiệt kế trong cửa thoát khí chính giữa trên bảng điều khiển (táp-lô). Đóng kín các cửa xe và chạy máy lạnh trong 5 phút. Sau đó, trong chu kỳ máy nén đang hoạt động (ga-răng-ty lớn), tiến hành đọc chỉ số đo của nhiệt và so với bảng dưới đây để xác định khả năng làm lạnh của hệ thống:
Nhiệt độ môi trường/ Nhiệt độ khí lạnh (đơn vị đo: độ C)
21/ 2-8 26.5 / 4-10 32/7-13 37.5/10-17 43/13-21
(chỉ số cụ thể tuỳ thuộc vào từng loại xe).
Nếu nhiệt độ khí lạnh nằm trong khoảng cho phép là OK, còn lớn hơn thì chắc chắn hệ thống lạnh có vấn đề.

Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh ô tô
A Máy nén (bốc lạnh)                 F. Van tiết lưu            
B. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng)         G. Bộ bốc hơi
C. Bộ lọc hay bình hút ẩm           H. Van xả phía thấp áp
D. Công tắc áp suất cao         I. Bộ tiêu âm
E. Van xả phía cao áp


Xác định một số nguyên nhân trục trặc hệ thống làm lạnh.
1/ Nhiều nguyên nhân làm cho hệ thống lạnh hoạt động không tốt có thể phát hiện bằng việc quan sát. Những nguyên nhân đó bao gồm: dây đai truyền động máy nén bị lỏng hoặc hỏng, các đường rãnh lưu thông không khí trên bộ ngưng hơi bị cản trở, li hợp máy nén lỏng, giá lắp máy nén bị lỏng hoặc gẫy. Những hư hỏng khác có thể nhìn thấy như dây dẫn điện bị gãy, đứt, đầu máy nén bị rò rỉ. Quan sát tình trạng trong hệ thống làm mát động cơ cũng có thể biết được nguyên nhân gây ra sự quá nhiệt.
2/ Một số dấu hiệu thể hiện trên kính kiểm soát ga (mắt lọc - nằm phía trên bầu hút ẩm/lọc ga - thường sơn màu đen) cũng cho ta biết tình trạng của hệ thống lạnh:
+ Màu trắng đục như sữa -> có nước trong hệ thống.
+ Thỉnh thoảng có bọt nước -> chất làm mát hơi thấp hoặc bộ hút ẩm không giữ được hơi ẩm.
+ Có bọt nổi liên tục -> chất làm mát quá thấp.
+ Có vết sọc của dầu trên kính -> hệ thống không còn chất làm mát.
+ Kính kiểm tra màu sáng -> Hệ thống hoạt động bình thường nhưng cũng có thể hệ thống trống rỗng.

Lưu ý dành cho các thân chủ khi đứng xem thợ sửa chữa hệ thống lạnh
+ Chú ý bảo vệ mắt. Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể gây mù. Nếu bị chất làm lạnh bắn vào mắt thì lập tức rửa mắt với một lượng nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
+ Chất làm lạnh vấy vào da sẽ gây lạnh tê cóng, có thể gây bỏng lạnh.
+ Nếu mở van áp lực cao trên cụm đồng hồ đo áp lực (áp lực kế) trong khi động cơ đang chạy hoặc trong lúc đang nạp hệ thống. Áp lực cao sẽ đi vào bình chứa chất làm lạnh và sẽ GÂY NỔ. Để nạp một hệ thống lạnh trong khi nó đang hoạt động, chất làm lạnh chỉ được thêm vào ở phía áp lực thấp của hệ thống.
Vậy nên tốt nhất là đứng tránh xa mấy chú thợ khi các chú ấy đang .. vặn vặn, trọc trọc hệ thống lạnh.

Đánh giá bài viết: Xác định hư hỏng hệ thống làm lạnh không khí xe hơi
Click vào nút Google +1 để đánh giá bài viết

Dầu động cơ và nước làm mát

Dầu động cơ và nước làm mát

Với bất kỳ một lái xe nào, kiểm tra dầu động cơ và nước làm mát là công việc phải làm thường xuyên. Không những thế, lái xe cần hiểu một số sự cố cơ bản liên quan đến dầu động cơ và nước làm mát để có cách xử lý đúng.
20 kỹ năng: P4 - Dầu động cơ và nước làm mát
Công việc đơn giản
Kiểm tra dầu động cơ và nước làm mát là một trong những công việc đơn giản nhất, nhưng cũng không kém phần quan trọng. Thông thường, trên các loại xe đời mới, que thăm dầu được ghi rõ dòng chữ Engine Oil và có thể dễ dàng nhìn thấy ngay khi mở ca-pô xe. Kết hợp với việc kiểm tra dầu động cơ, lái xe cũng cần thường xuyên kiểm tra bình nước làm mát để chắc chắn rằng mực nước trong bình luôn ở ngưỡng an toàn (ở giữa hai vạch đánh dấu trên bình).
20 kỹ năng: P4 - Dầu động cơ vànước làm mát
Các chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên rằng nếu hay phải đi đường xa thì mỗi lái xe cần trang bị một lọ nước làm mát dự phòng để bổ sung khi cần thiết. Đèn báo nhiệt độ động cơ sẽ bật sáng khi động cơ nóng quá giới hạn cho phép.
20 kỹ năng: P4 - Dầu động cơ vànước làm mát
Trong phần tiếp theo của bài viết này, Autonet sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra dầu động cơ. Chú ý là xe cần được đỗ ở chỗ khô thoáng, tránh bụi bẩn trong khi kiểm tra. Trước khi kiểm tra dầu động cơ, lái xe cần chuẩn bị một chiếc khăn lau sạch.
Rút que thăm dầu lên và lau sạch dầu bám trên đầu que. Tiếp đó, lại đưa que thăm dầu vào rồi khẩn trương rút ra. Vết dầu sẽ bám trở lại vào đầu que đã được lau sạch trước đó. Từ vết bám mới đó, chúng ta có thể biết được mực dầu trong động cơ có đủ hay không nhờ việc quan sát hai điểm đánh dấu trên đầu que. Mức dầu ổn khi vết dầu bám nằm ở giữa hai điểm đánh dấu đó.
20 kỹ năng: P4 - Dầu động cơ vànước làm mát
Nhận biết nguy cơ
Mỗi chủ xe cần xem kỹ tài liệu hướng dẫn thay thế dầu cho chiếc xe của mình. Các nhà sản xuất xe hơi khuyến cáo cứ sau khoảng 10.000km phải thay dầu động cơ. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật tại Việt Nam cho biết trong điều kiện nước ta thì chu kỳ là 7.000 – 8.000km là tốt nhất. Lý do là vì đường sá nhiều nơi có chất lượng xấu, động cơ phải làm việc mệt mỏi do tăng giảm ga thường xuyên.
Những sự cố thường gặp liên quan đến dầu bôi trơn động cơ có thể là cạn dầu bôi trơn hoặc lưới lọc dầu bị tắc do cặn bẩn lâu ngày bám vào dẫn đến dầu bôi trơn trong cạc-te không lưu thông được vào các đường cấp dầu. Khi đó, biểu hiện đầu tiên của việc động cơ thiếu dầu là bị bó máy, gây lỳ máy và có thể cảm nhận rõ. Động cơ sẽ ồn hơn và bị mài mòn rất nhanh nếu hoạt động trong điều kiện này.
20 kỹ năng: P4 - Dầu động cơ vànước làm mát
Trên các xe hơi hiện đại, các sự cố liên quan đến dầu động cơ sẽ được cảnh báo trên bảng táp-lô. Khi chiếc đèn này bật sáng, lái xe cần cho xe dừng lại và tìm một gara gần nhất để xử lý, tránh những hậu quả đáng tiếc cho động cơ xe.

Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết

Hiện tượng mờ kính, chảy nước hoặc có mùi có thể xảy ra khi bạn dùng điều hòa xe trong một số điều kiện thời tiết nhất định. Làm thế nào để sử dụng đúng và lâu bền tiện ích không thể thiếu này?
Những thông tin sau của các chuyên gia Ford Việt Nam có thể sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống điều hòa trên xế yêu của bạn:
- Hiện tượng mờ kính/đọng sương trên xe: Đây là hiện tượng thường gặp trong điều kiện khí hậu ẩm ướt hoặc khi  bật chế độ sưởi. Điều này không phải là dấu hiệu của sự hư hỏng mà do không khí ẩm bị làm lạnh đột ngột. Khi xe bị đọng sương trên  kính chắn gió trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, bạn nên bật điều hòa và lấy gió ngoài để loại bỏ dần hiện tượng trên. Còn trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn nên xoay công tắc chọn chế độ thổi gió  đến vị trí sấy kính và hướng xuống sàn để giải quyết vấn đề đọng sương gây mờ kính.
Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết
Mùi điều hòa có thể xuất hiện khi xe không sử  dụng một vài ngày hoặc những ngày thời tiết nắng nóng. 
- Mờ các kính cửa sổ: Bạn có thể bật điều hòa để làm khô không khí. Tuy nhiên, bạn không nên điều chỉnh cửa gió chĩa thẳng vào kính cửa sổ và cũng không nên sử dụng vị trí tuần hoàn gió trong, trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc có mưa.
- Hơi nước đọng trên cửa gió điều hòa: Bạn không nên đóng chặt các cửa gió khi bật điều hòa (ở chế độ lạnh).
Hiện tượng nước chảy ra từ ống thoát nước điều hòa phía dưới gầm xe: Đây là một hiện tượng bình thường khi điều hòa hoạt động. Lượng hơi nước trong không khi gặp lạnh đột ngột và ngưng tụ lại thải ra ngoài qua hệ thống ống dẫn.
- Mùi điều hòa: Xe không sử  dụng một vài ngày hoặc những ngày thời tiết nắng nóng. Trước khi sử dụng nên nổ máy bật điều hòa ở quạt gió tốc độ cao nhất và hạ các kính cửa khoảng 3 phút. Sau đó chuyển về chế độ mong muốn.
- Khi đỗ xe qua đêm nên gạt về chế độ lấy gió trong, tránh côn trùng có thể chui vào bên trong và chết ở trong đó để lại mùi hôi hoặc gây hỏng một số chi tiết.

SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ ĐÚNG CÁCH GIÚP TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU

SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ ĐÚNG CÁCH GIÚP TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU
Ở trong xứ sở nóng ẩm như Việt Nam, đi xe hơi mà không có điều hòa (dàn lạnh), hay điều hòa hoạt động không tốt thì sẽ vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, cũng như máy lạnh trong phòng ở, hệ thống điều hòa của xe muốn duy trì độ bền, độ lạnh cần phải biết sử dụng đúng cách kèm theo chế độ bảo trì, bảo dưỡng đúng qui định.
 

CÔNG TY KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH MIỀN BẮC
Văn phòng giao dịch: P816, Tòa nhà Keangnam - Phạm Hùng - Hà Nội
Bán buôn - Bán lẻ Gas Điều hòa, Gas lạnh, Gas DuPont, Gas R22, Gas R134a, Gas R404a, Gas R410a, Gas Ô tô
Đường dây nóng:  0963843730  -  0916015224
C.Ty có đội ngũ nhân viên giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội sau 15 ÷ 20 phút. Đảm bảo Hàng Xịn 100%, chính Hãng.

http://dienlanhoto-drcool.blogspot.com'



Gas 22A                                             Gas 12 Mêxico
Gas 134a Mỹ (Dupont)                       Gas 134 Holeywell
Gas 404 Holeywell                              Gas Cleaner Nhật
Gas Forane Mỹ                                  Khác ……

Hiện nay Công ty chúng tôi đang đi đầu về Nhập khẩu hàng Điện lạnh. Với phương châm là đảm bảo đúng CHẤT LƯỢNG và chính sách GIÁ CẠNH TRANH. Công ty chúng tôi chuyên Bán buôn, Bán lẻ sản phẩm GAS LẠNHDầu lạnh của Hãng Dupont (Mỹ) cho các Công ty ô tô, Garace Ôtô, các Đại lý Phụ tùng, Linh kiện Ôtô… . Sản phẩm mang nhãn hiệu Dupont Suva 134a được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.

1. Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác. Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý. 2. Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài. Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động
chuyển khi cần.

3. Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.

4. Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.

5. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.

Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.

6. Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ chính hãng.

Điều hoà Ô tô và một vài lưu ý khi sử dụng

Điều hoà Ô tô và một vài lưu ý khi sử dụng




CHỐNG KÍNH MỜ KHI ĐI TRỜI MƯA








Một số lưu ý đối với người sử dụng



su-dung-dieu-hoa-oto 
Nút A/C dùng để khởi động hệ thống làm lạnh.

- Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.

- Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.

- Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.

- Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.

- Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.



Trên đây chỉ là một số lỗi thường gặp và các thao thác xử lý đơn giản. Một lời khuyên dành cho các chủ xe đó là: của bền tại người. Khi sử dụng xe, bạn hãy cố gắng đọc kỹ các yêu cầu của Nhà sản xuất và làm theo. Chắc chắn chiếc xe sẽ phục vụ lâu dài và không đôi khi gặp lỗi làm bạn phải bực mình.

Nguyên lý vận hành cơ bản của điều hòa nhiệt độ ô tô.

Nguyên lý này được áp dụng cho cả loại điều chỉnh tay và tự động.


van-tiet-luu-dieu-hoa
Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.


nut-dieu-chinh-dieu-hoa

Nút điều chỉnh nhiệt độ.

Khi chỉ cần làm mát thì điều chỉnh nhiệt độ lạnh đến yêu cầu, bật quạt gió và bật công tắc A/C. Lúc này giàn lạnh sẽ hoạt động, đồng thời nước nóng của động cơ không đi qua két sưởi hoặc luồng không khí không đi qua két sưởi.


Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.

CÔNG TY KỸ THUẬT ĐIỆN LẠNH MIỀN BẮC
Văn phòng giao dịch: P816, Tòa nhà Keangnam - Phạm Hùng - Hà Nội
Bán buôn - Bán lẻ Gas Điều hòa, Gas lạnh, Gas DuPont, Gas R22, Gas R134a, Gas R404a, Gas R410a, Gas Ô tô
Điều hành bán hàng:  0963843730  -  0916015224
C.Ty có đội ngũ nhân viên giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội sau 15 ÷ 20 phút. Đảm bảo Hàng Xịn 100%, chính Hãng.


Công ty chúng tôi hiện có các loại gas:
Gas 22A                                             Gas 12 Mêxico
Gas 134a Mỹ (Dupont)                       Gas 134 Holeywell
Gas 404 Holeywell                              Gas Cleaner Nhật
Gas Forane Mỹ                                  Khác ……

Hiện nay Công ty chúng tôi đang đi đầu về Nhập khẩu hàng Điện lạnh. Với phương châm là đảm bảo đúng CHẤT LƯỢNG và chính sách GIÁ CẠNH TRANH. Công ty chúng tôi chuyên Bán buôn, Bán lẻ sản phẩm GAS LẠNHDầu lạnh của Hãng Dupont (Mỹ) cho các Công ty ô tô, Garace Ôtô, các Đại lý Phụ tùng, Linh kiện Ôtô… . Sản phẩm mang nhãn hiệu Dupont Suva 134a được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ.
 

LIÊN HỆ

Name

Email *

Message *